Nếu không sinh ra và lớn lên ở các vùng quê Việt Nam thì khó có thể hình dung được không gian sống của những người dân ở những vùng quê này, những câu thơ về mái nhà tranh, gác bếp, bến đò cây đa...đã trở thành hình ảnh thân thương của người dân Việt. Hãy cùng tìm hiểu nhé !
Ngôi nhà truyền thống của người Việt đặt trong bối cảnh chung của làng quê, nó vừa riêng lại vừa chung, vừa độc lập lại rất hòa đồng. Kiến trúc nhà ở làng quê Việt có rất nhiều kiểu, trong đó hai kiểu phổ biến nhất là kiến trúc hình thước thợ (gồm một gian chính, một gian phụ) và kiến trúc hình chữ Môn (nhà chính ở giữa, hai nhà phụ hai bên).
Trong khuôn viên nhà truyền thống, ngoài nhà chính, nhà phụ còn có sân, vườn cây, ao cá, chỗ chăn nuôi, hàng rào, cổng. Ba yếu tố Người – Đất – Nước luôn luôn song hành, tạo nên sự hài hòa giữa con người và thiên nhiên.
Nhà chính thường có bố cục gian lẻ và hai chái. Số lượng gian tùy thuộc vào điều kiện kinh tế của gia đình hay điều kiện thiên nhiên ở khu đất mà họ sinh sống. Vì số gian lẻ nên gian giữa bao giờ cũng để thờ cúng tổ tiên và tiếp khách nên được bài trí hết sức công phu, trên các cột, kèo đều có chạm trổ hoa văn tinh tế. Ngôi nhà rộng bề ngang nhưng cạn bề sâu, cửa chính rộng, đôi khi có liếp che.
Nhà chính thường có bố cục gian lẻ và hai chái. Số lượng gian tùy thuộc vào điều kiện kinh tế của gia đình hay điều kiện thiên nhiên ở khu đất mà họ sinh sống. Vì số gian lẻ nên gian giữa bao giờ cũng để thờ cúng tổ tiên và tiếp khách nên được bài trí hết sức công phu, trên các cột, kèo đều có chạm trổ hoa văn tinh tế. Ngôi nhà rộng bề ngang nhưng cạn bề sâu, cửa chính rộng, đôi khi có liếp che.
Kích thước không gian nội thất nhà Việt tuy nhỏ mà thực ra lại vô cùng rộng vì đó là không gian mở, hình thức không gian nội thất tưởng chừng như đơn điệu nhưng lại rất đa dạng vì nó hòa nhập với tự nhiên. Người Việt buổi sáng có thể ngồi ở gian chính thưởng thức ly trà thơm, buổi trưa mắc võng giữa hai hàng cột để nghỉ, buổi chiều trải chiếc chiếu ngoài hiên cùng gia đình sum họp, quây quần, buổi tối mang chiếc chõng tre ra sân ngắm sao, hóng gió. Đó là những thú vui tao nhã của cuộc sống chốn thôn quê.
Ngôi nhà của người Việt truyền thống không phải là nơi sinh sống của một hay hai thế hệ mà là cơ nghiệp của nhiều đời, trải qua hàng trăm năm, thế hệ nối tiếp thế hệ. Vì thế ngôi nhà là kết tinh của tâm sức, sự tài hoa và khéo léo của con người Việt Nam. Vẻ ngoài tuy mộc mạc giản dị, mái ngói âm dương không chút cầu kỳ, hàng cột hiên khiêm nhường và đơn giản nhưng ẩn chứa bên trong đó là cả cội nguồn và truyền thống dân tộc. Ngôi nhà là một mảnh tâm hồn, là ký ức, là tình cảm gia đình vun vén từ bao đời.
Theo thời gian, cuộc sống thay đổi, con người thay đổi nhưng vẫn có những điều bất biến, nét đẹp trong kiến trúc nhà của người Việt xưa vẫn tạo nên cảm hứng bất tận cho các kiến trúc sư ngày nay.
Thùy Linh - Theo A&More Architecture
Ngôi nhà của người Việt truyền thống không phải là nơi sinh sống của một hay hai thế hệ mà là cơ nghiệp của nhiều đời, trải qua hàng trăm năm, thế hệ nối tiếp thế hệ. Vì thế ngôi nhà là kết tinh của tâm sức, sự tài hoa và khéo léo của con người Việt Nam. Vẻ ngoài tuy mộc mạc giản dị, mái ngói âm dương không chút cầu kỳ, hàng cột hiên khiêm nhường và đơn giản nhưng ẩn chứa bên trong đó là cả cội nguồn và truyền thống dân tộc. Ngôi nhà là một mảnh tâm hồn, là ký ức, là tình cảm gia đình vun vén từ bao đời.
Theo thời gian, cuộc sống thay đổi, con người thay đổi nhưng vẫn có những điều bất biến, nét đẹp trong kiến trúc nhà của người Việt xưa vẫn tạo nên cảm hứng bất tận cho các kiến trúc sư ngày nay.
Thùy Linh - Theo A&More Architecture
0 nhận xét:
Đăng nhận xét