Thứ Sáu, 16 tháng 8, 2013

Câu chuyện: Ghế là gì ?

Bạn trẻ sinh viên ngoại quốc hỏi tôi: Description: - Ghế là gì ?
Description: - Ồ, ghế là là vật để ngồi
Description: - Ngồi là gì ?
Description: - Ngồi là đặt mông vào một chỗ (theo từ điển tiếng Việt tr.554)
Description: - Ô hô, vậy thì cũng có người ngồi mà không đặt mông vào ghế chứ ạ?
Description: - Đúng ! Câu hỏi của anh rất thông minh! Người Việt chúng tôi có rất nhiều loại loại ghế, rất nhiều cách ngồi. Nếu anh muốn tìm hiểu về cách ngồi và cách đứng của người Việt, tôi sẽ chỉ tài liệu cho mà đọc. Có người đã nghiên cứu rất sâu về cách ngồi của người Việt. Từ ngồi ăn, ngồi trên lưng trâu, trên bành voi, trên ngai vàng cho đến cả cách ngồi xổm trong nhà Vệ sinh...

Description: - Hay quá, vậy xin được hỏi tiếp về chuyện cái ghế. Người Việt biết dùng ghế từ bao giờ ?
Câu hỏi thực khó. Khảo cổ học hiện chưa đào được một cái ghế nào cả. Nếu như coi những tảng đá xếp quanh bếp lửa là một loại ghế thì có thể coi là hàng vạn năm trước người Việt đã sử dụng ghế rồi. Tuy nhiên, trong đời sống thường ngày, xưa kia hình như người Việt không quen dùng ghế để ngồi thì phải. Khi mời khách đến chơi nhà, người ta hay mời ngồi chơi trên chõng tre hoặc trên bộ phản kê ngay ngắn giữa nhà - cái phản còn được gọi là bộ ghế ngựa. Sao gọi là ghế ngựa thì cũng chẳng rõ. Khi ăn cơm, hay ngồi đun bếp, người ta thường ngồi trên một vật nhỏ làm từ khúc tre hay khúc gỗ, một loại vật ngồi đơn giản, thấp tè đặt ngay dưới sàn bếp, có nơi gọi là cái đòn. Ra hội họp ngoài đình, kẻ có quyền chức, có thứ bậc cao thì ngồi chiếu trên, kẻ thấp cổ bé họng thì ngồi bệt ở chiếu dưới. Lũ cùng đinh hay mõ làng thì đứng lom khom để hầu hạ các cụ tai to mặt lớn...
Sau này, có lẽ do du nhập từ bên ngoài mà dần dần có nhiều loại ghế xuất hiện. Trong nhà giàu thì có bộ trường kỉ, một loại ghế dài, có tựa, có lẽ học được kiểu dáng từ Trung Hoa (Tiếng Hán trường kỉ có nghĩa là cái ghế dài), hay bộ ghế bành chạm khắc cầu kì mà dân gian thường gọi là sa lông Tàu để phân biệt với ghế bọc da, có đệm êm là sa lông Tây. Nhiều loại ghế của châu Âu như: ghế băng, ghế tựa, ghế xích đu, ghế quay, ghế bành, ghế đi văng, ghế sô pha, ghế xếp, ghế vải, ghế ngồi chát trên vi tính...

Description: - Ha ha, vậy là cách ngồi của người Việt cũng có tiến hóa phải không ạ? Thế còn cái ghế trong các cơ quan, công sở, trong nghị viện hay trong chính phủ, đảng phái của Việt Nam thì khác với “cái ghế” của phương Tây thế nào?
Description: - Có chứ. Khác lắm.
Chúng tôi không coi cái ghế ấy là quan trọng. Ở đất nước chúng tôi, những người có chức có quyền thực sự là những đầy tớ, là nô bộc của nhân dân. Vì thế, cái ghế không phải là quan trọng mà con người được đánh giá qua cung cách tận tụy phục vụ nhân dân. Anh thấy đấy, Bác Hồ của chúng tôi ngồi trên tảng đá bên suối để dịch sử Đảng. Khi cầm quân đánh giặc Người ngồi trên mỏm đá núi để chỉ huy. Về với nông dân người cũng ngồi xuống vệ cỏ ven đường và cùng uống nước, ăn cơm với mọi người đấy thôi. Người có đòi hỏi ghế cao ghế thấp chạm rồng chạm hổ chạm dơi chạm rắn gì đâu.

Description: - Câu trả lời này tôi mới tin lời anh về chuyện cụ Hồ, còn có phần chưa thật tin anh lắm. Đọc trên báo tiếng Việt, tôi vẫn thấy có chuyện nơi này nơi kia người ta giành nhau ghế trên ghế dưới. Vào phòng hội nghị thì chỗ này là chỗ của thủ trưởng, của lãnh đạo. Chỗ kia là của nhân viên. Lên ô tô cũng thế. Ở nước tôi, chỗ ngồi cạnh anh tài xế là chỗ của thuộc cấp hay anh phiên dịch nhưng ở Việt Nam, khối ông thủ trưởng vẫn cứ giành lấy chỗ ấy vì hình như người ta quy định đó là ghế của thủ trưởng không ai được đặt đít vào... Lại có chuyện lẽ ra 1 cơ quan, cùng giải quyết một loại việc người ta lại chia nhỏ ra thành hai cơ quan, có thêm ghế thủ trưởng, thêm cái ô tô và thành hai cái văn phòng mà công việc lại chồng chéo lên nhau. Cứ nói giảm biên chế, giảm ghế... mà chẳng thấy giảm lại còn tăng thêm. Có những tay chẳng nói nổi một câu ngoại ngữ mà cũng chạy được cái ghế giáo sư với lí do đã đi dạy người nước ngoài! Lại có người chẳng ra sân trận nào, có dăm bài hát quèn mà cũng chạy được cái ghế chấp hành Hội Bóng đá, Hội Âm nhạc... rồi in các vi dít dài dằng dặc đủ tên các loại ghế khác nhau. Thánh thật!

Description: - Anh nói thế nào tôi chẳng hiểu. Mỗi cái ghế phải có 4 chân, chia ra làm hai thì ngồi thế quái nào được? Họa có ghế làm xiếc. Tôi đã có dịp xem gánh xiếc Tàu biểu diễn. Người làm xiếc ngồi trên chiếc ghế 2 chân và cầm chiếc dù đung đưa trên tay mà chiếc ghế vẫn vững vàng trên một sợi dây chăng ngang sân khấu. À, mà anh đọc những thứ thông tin quái qủy ấy ở đâu thế? Tôi đã dặn anh: ở Việt Nam, chỉ có Báo Nhân Dân và Thông Tấn xã là báo chính thức. Các tờ khác thì chỉ có giá trị tham khảo thôi đấy. Nếu muốn học tiếng Việt, văn hóa Việt cho thạo, cho đúng thì anh nên lấy Báo Nhân Dân mà đọc, lấy từ điển ra mà tra cứu cho chuẩn xác .
Đây này, tôi chỉ cho anh nhé! Cứ dở trang 333 của từ điển Tiếng Việt do Nhà Xuất Bản Khoa học Xã hội ấn hành ra mà xem ”Ghế: - d 1.Đồ dùng để ngồi. 2. Chức vị chính quyền ở một cấp cao trong một nước không Xã hội chủ nghĩa: Ghế tổng thống; nhiều thành viên của quốc hội bù nhìn lăm le giành chiếc ghế quốc vụ khanh. 3.Chỗ của người đại biểu cho dân trong một cơ quan lập pháp, giành được qua đầu phiếu, tại một nước không Xã hội chủ nghĩa: Trong cuộc bầu cử vừa qua, đảng cầm quyền mất chín ghế.” Đất nước tôi là nước xã hội chủ nghĩa, làm gì có các chuyện tranh ghế như anh nói.

Description: - Vâng, cám ơn anh đã chỉ cho. Tôi thấy ở Việt Nam, có người đang làm quản lý văn hóa văn nghệ, đùng một cái lại sang quản lí kinh tế... Còn đang làm nghề kinh tế kỹ thuật gì đó thì đùng một cái, lại chuyển sang quản lý văn hoá… Ở nước chúng tôi, người ta gọi là đổi ghế nhưng người ta chỉ đổi trong cùng một nghề thôi, còn ở Việt Nam thì có thể đổi từ ghế này sang ghế khác miễn là họ đã ngồi ở cái cấp bậc cao nào đó thì phải kiếm cho họ một cái ghế tương đương hoặc cao hơn. It khi lại bị đổi xuống cái ghế thấp hơn lắm.

Description: - Tôi đã giải thích mà anh hình như vẫn chưa rõ lắm. Ở đất nước chúng tôi làm gì có chuyện đổi ghế. Chúng tôi thực hiện “thuyên chuyển cán bộ” chứ không có đổi chác gì cả. Cũng có những anh cán bộ “Đa gi năng” có thể làm bất cứ việc gì cũng được. Đang lái xe cho thủ trưởng, hay làm biên tập cho một nhà xuất bản được cất lên làm vụ trưởng, viện trưởng, giáo sư mà họ cũng làm tuốt miễn là được cấp trên, được tổ chức bố trí.

Description: - Tôi chẳng hiểu “đa gi năng” là gì cả. càng nghe càng rối bời.

Description: - Ô, anh là người Âu mà lại không biết từ đa gi năng ư? Đa gi năng là tên của một loại thuốc ỉa chảy rất công hiệu ấy mà. Hồi xưa, trong chiến tranh chống Pháp ở Việt Nam, có những y tá chỉ biết lơ mơ về thuốc Tây. Hễ ai bị đau bụng, sốt rét hay đau răng, tuốt tuột các con bệnh đều được cấp cho mấy viên Đa gi năng. Người bệnh cũng không biết gì, uống vào tự nhiên khỏi và cứ tin rằng ấy là thứ thuốc bách bệnh. Cán bộ Đa gia năng là loại cái gì cũng nhận, cái gì cũng làm tuốt ấy mà.

Description: - Vâng, bây giờ thày nói tôi mới sáng ra được một chút. Học Văn hóa và ngôn ngữ Việt khó thật. Vậy xin được hỏi thày một câu hỏi cuối: Loại ghế nào được thày ưa dùng nhất ?

Description: - Tôi chẳng thích bất kì loại ghế nào. Tôi tâm đắc với nguyện vọng của ông cụ nhà tôi khi Người về già là ra bờ đê chơi với trẻ mục đồng rồi lăn ra bãi cỏ ngắm nhìn trời đất và cùng bọn trẻ ngêu ngao câu hát từ ngàn xưa: “Thênh thênh ngồi bãi cỏ xanh hơn ngồi chiếu hoa”.
Bạn luôn mong muốn có những thiết kế tinh tế và đẹp mắt, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để nhận được tư vấn của những chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực nội thất:
Mọi chi tiết xin liên hệ: Mr Giang (hotline: 098 311 7896)
Công ty cổ phần nội thất Đức Khang
Add: B7 TT3 Bắc Linh Đàm – Hoàng Mai – Hà Nội
Điện thoại: 04.35402270
Website: noithatduckhang.com.vn
Email: noithatduckhang@gmail.com

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...